Categories
Hàng Hải Tin Tức

Bộ xét nghiệm Covid-19 “Made in Việt Nam” xuất khẩu sang các nước châu Âu

(HQ Online) – Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 do Bộ KH&CN giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Sau khi được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu.

Trước đó, vào tháng 3, có 20 quốc gia đã đàm phán mua bộ sinh phẩm này. Trước mắt, Việt Á sẽ xuất khẩu sang Iran, Phần Lan, Malaysia, Ukraine. Trong số này Iran đặt 200.000 test (4.000 bộ), Ukraine đặt 15.000 test (300 bộ).

Tại Việt Nam, UBND TP Hà Nội cũng đặt 200.000 test để sử dụng cho nhu cầu của Hà Nội và tặng Italy.

Theo các chuyên gia y tế, hiện chỉ có một phương pháp duy nhất trên thế giới được WHO công nhận là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện SARS-CoV-2 là Real-Time PCR.

Bộ xét nghiệm do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất cũng sử dụng phương pháp này. Thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 của bộ sinh phẩm do Việt Nam sản xuất là hơn 2 giờ đồng hồ.

Hiện tại, năng lực sản xuất của Việt Á đạt khoảng 10.000 bộ/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hoặc hỗ trợ quốc tế.

Chi phí sản xuất bộ kit xét nghiệm đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, nên hiện giá chỉ khoảng 400.000-600.000 đồng/test.

Giá thị trường của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cao hơn gấp 2-3 lần, nhưng chưa sản xuất thương mại ở dạng kit “ready to use”. 1 bộ kit gồm 50 test, dùng 50 lần, theo lý thuyết dùng cho 50 bệnh nhân.

Các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 100%, độ lặp lại tại phòng thí nghiệm chuẩn thức của Học viện Quân y và Công ty Việt Á về bộ xét nghiệm này cho thấy, các tiêu chí tương đương các bộ sinh phẩm do CDC Mỹ và WHO hướng dẫn.

Liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19, sáng 21/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức họp báo trực tuyến thông báo về diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở khu vực, các biện pháp WHO ứng phó cũng như những tình huống mà các quốc gia sẽ phải đối mặt trong tương lai.

Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc Covid-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.

Về công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương nhận định, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn.

Tuy nhiên, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng, Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc.

Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch Covid-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.

Đến chiều ngày 21/4, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, sau 5 ngày liên tiếp Việt Nam vẫn dừng lại ở 268 ca, số ca bình phục là 216; số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca.

Categories
Hải Quan Tin Tức

Đảm bảo thông quan hàng hóa trong thời gian “cách ly toàn quốc”

(HQ Online) – Ngay sau Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, chiều cùng ngày Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai nhiều nội dung vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch vừa đảm bảo công tác quản lý hải quan.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị quán triệt thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ trong phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, công văn 3756/BTC-TCCB ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính; chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan y tế trên địa bàn về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chịu trách nhiệm về việc CBCC, viên chức, người lao động lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch tại công sở.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo đảm bảo công tác quản lý hải quan. Thủ trưởng các đơn vị đảm bảo bố trí cán bộ thực hiện các công việc sau trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19: thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người nhập cảnh, xuất cảnh; điều tra chống buôn lậu và giám sát trực tuyến; duy trì hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống hỗ trợ người sử dụng.

Ngoài các công việc trên và một số trường hợp thật sự cần thiết khác theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị như trực cơ quan, xử lý tài liệu mật, đảm bảo an toàn trụ sở… các công việc khác được thực hiện trực tuyến. Số lượng cán bộ làm việc trực tiếp tại trụ sở phải duy trì ở mức độ tối thiểu.

Tổng cục chỉ đạo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan đảm bảo hệ thống thông tin vận hành thông suốt 24/7.

Cùng với đó, các đơn theo chức năng nhiệm vụ cũng được Tổng cục Hải quan giao triển khai các nội dung đảm bảo công tác phòng, chống dịch cũng như công tác nghiệp vụ.

Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình của đơn vị (diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương, chức năng nhiệm vụ của đơn vị; đặc thù của trụ sở…) và hướng dẫn trên của Tổng cục Hải quan để chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả trong công việc và phòng chống dịch bệnh.

Categories
Tin Tức

Hải quan chủ động chống dịch và tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa

(HQ Online) – Kịp thời triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 là nội dung hoạt động đáng chú ý của ngành Hải quan trong tháng 3, vừa được Tổng cục Hải quan thông tin đến các cơ quan báo chí chiều 30/3.

Kịp thời chỉ đạo về vấn đề khẩu trang y tế

Theo Tổng cục Hải quan, để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã có một số công văn chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng.

Đó là, chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố nắm chắc nguồn thu, nhất là tình hình xuất khẩu nhập khẩu với EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; bám sát tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý, tình hình xuất khẩu hàng nông sản… nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị… để kịp thời có báo cáo, phản ảnh phục vụ công tác điều hành ngân sách nhà nước.

Mặt khác, thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-CP của Chính phủ về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, ngày 9/3/2020 Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 1431/TCHQ-GSQL chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố triển khai một số giải pháp cụ thể. Trong đó chú trọng kiểm tra việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, thực hiện kiểm tra thực tế đối với các lô hàng hóa xuất khẩu khai báo là khẩu trang không dùng trong y tế để xác định thực tế hàng hóa.

Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với hành vi xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép khẩu trang y tế qua biên giới.

Ngành Hải quan cũng tăng cường tạo điều kiện, thông quan nhanh chóng hàng hóa, máy móc, trang thiết bị y tế, chế phẩm, dung dịch sát khuẩn, dược phẩm, công cụ hỗ trợ nhập khẩu phục vụ cho việc phòng chống, điều trị Covid-19.

Ngày 11/3/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 868/QĐ-BYT quy định về việc cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan đã kịp thời triển khai đến các đơn vị.

Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phiên họp Chính phủ sáng ngày 11/3 về công tác quản lý đối với việc cung ứng khẩu trang lên tàu bay xuất cảnh của Vietnam Airlines để phục vụ hành khách với số lượng gấp 3 lần khách/chuyến bay, ngày 12/3, Tổng cục Hải quan đã có công văn 1525/TCHQ-GSQL chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố quản lý các chi cục sân bay quốc tế thực hiện giám sát việc các hãng hàng không Việt Nam cung ứng khẩu trang lên tàu bay của hãng, đảm bảo chặt chẽ, thuận lợi, nhanh chóng.

Ngoài ra, ngành Hải quan tiếp tục phối hợp với các đơn vị xây dựng các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn để ứng phó với dịch Covid-19, như đang tham gia ý kiến đối với việc nhập khẩu mặt hàng vải không dệt làm nguyên liệu sản xuất trang phục chống dịch phục vụ phòng chống dịch Covid-19 của Tổng công ty CP y tế Danameco.

Tạo lợi cho người Việt về nước

Trong tháng 3, trước tình hình có nhiều chuyến bay chở người Việt Nam từ nước ngoài về, trong đó có nhiều vùng có dịch bệnh, cơ quan Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở sân bay triển khai giám sát, quản lý đối với hành lý của khách nhập cảnh và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để đảm bảo công tác giám sát, quản lý đối với hành lý của khách nhập cảnh, ngày 18/3, Tổng cục Hải quan có công văn số 1723/TCHQ-GSQL hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hành lý của khách nhập cảnh.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, tiếp tục trang bị dụng cụ, phương tiện (bao gồm khẩu trang y tế, găng tay, nước sát khuẩn..) để phục vụ cho CBCC các đơn vị để đảm bảo an toàn trong quá trình thi hành nhiệm vụ…

Đối với công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới đường bộ, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan địa phương nắm rõ tình hình, nguyên nhận và có các biện pháp quản lý phù hợp, tạo thuận lợi tối đa để thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Categories
Hải Quan Hàng Hải Hàng Không

FREE ON BOARD TO DELIVERED DUTY PAID

FOB to DDP

Ngành vận tải biển và đặc biệt là ngành vận tải quốc tế có một danh sách các hướng dẫn đã được Phòng Thương mại Quốc tế phát triển để hỗ trợ trong việc liên lạc giữa các chủ hàng. Những hướng dẫn này được gọi là Incoterms và tham khảo Điều khoản thương mại quốc tế và hoạt động như một bộ quy tắc cho người mua và người bán để tạo thuận lợi cho việc giao hàng hoặc lưu trữ hàng hóa dài hạn.

Free on Board(FOB) là gì?

Free on Board (FOB) là một trong những incoterm rất phổ biến được nhiều người mua sử dụng. Phương thức vận chuyển này đòi hỏi người bán phải chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí vận chuyển cho đến khi hàng hóa được an toàn trên tàu và sẵn sàng ra khơi. Sau khi hàng hóa được lên tàu, người mua chịu trách nhiệm cho phần còn lại của chuyến đi.

Trong hầu hết các trường hợp, có sự chia sẻ đồng đều giữa người bán và người mua về tất cả các chi phí liên quan đến sự chuyển động của hàng hóa. Điều này liên quan đến chi phí vận chuyển, bảo hiểm cho hàng hóa và mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoàn thành lô hàng.

Delivered Duty Paid (DDP) là gì?

Vận chuyển DDP Incoterm là tình huống mà người bán chấp nhận tất cả các chi phí cũng như rủi ro và trách nhiệm đối với việc vận chuyển hàng hóa an toàn từ điểm xuất phát đến điểm đến đã thỏa thuận. Thỏa thuận này bao gồm thanh toán chi phí vận chuyển, thuế xuất khẩu và nhập khẩu, bảo hiểm và bất kỳ chi phí khẩn cấp hoặc liên quan nào khác phát sinh trong khi hàng hóa đi từ điểm này sang điểm khác.

Với DDP Incoterm, người bán chấp nhận trách nhiệm tối đa cho lô hàng. Người bán phải sắp xếp cho tất cả các phương thức vận chuyển trong quá trình vận chuyển bao gồm cả thông quan xuất nhập khẩu, đàm phán và lệ phí nếu có sự chậm trễ và an ninh của hàng hóa thông qua bảo hiểm đầy đủ.

Lợi ích từ FOB đến DDP

Cả hai phương thức vận chuyển FOB và DDP đều phổ biến bởi vì như FOB, chi phí vận chuyển được chia sẻ và điều này có nghĩa là cả người bán và người mua đều chia sẻ chi phí cũng như rủi ro để đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn. Đây có thể là một lựa chọn tốt cho người mua muốn duy trì một số quyền kiểm soát trong quá trình và thậm chí có thể tiết kiệm tiền nếu họ có một mạng lưới vận chuyển theo tùy chọn.

Trong trường hợp của DDP Incoterm, người mua trả tiền cho việc giảm căng thẳng mà người bán có thể cung cấp bằng cách kiểm soát tất cả các khía cạnh của lô hàng. Tương tự như vậy, người bán có thể tiết kiệm tiền bằng cách kết nối và lập kế hoạch tốt, và cuối cùng người mua có thể sẽ trả nhiều hơn một chút vì họ đã từ bỏ trách nhiệm và rủi ro liên quan đến hàng hóa.

Alliance International Logistics có nhiều năm kinh nghiệm và kiến ​​thức làm việc với FOB Incoterm hoặc DDP Incoterm. Chúng tôi chuyên di chuyển hàng hóa của bạn một cách hiệu quả nhất có thể thông qua kế hoạch hậu cần đã được chứng minh và sự theo dõi chuyên nghiệp dự kiến. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay tại ailglobal.net hoặc Hotline 0906868968 để được tư vấn trực tiếp và tận tình về phương pháp tốt nhất cho lô hàng của bạn.

Categories
Tin Tức

Đề xuất tạm ngừng đưa Giấy CFS vào hồ sơ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi

(HQ Online) – Do phát sinh vướng mắc trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất Chính phủ cho tạm ngừng thi hành điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, liên quan đến Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Tại điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương (viết tắt là CFS) là thành phần trong hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn NK đối với thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định này được ban hành căn cứ Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Giấy chứng nhận lưu hành tự do và Khoản 1 Điều 10, Phụ lục V của Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ để chứng nhận thức ăn chăn nuôi truyền thống, nguyên liệu đơn của thương nhân xuất khẩu được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay còn có khác nhau về CFS và văn bản có giá trị tương đương giữa các nước xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và tổ chức quốc tế phản ánh về việc nhiều nước nhập khẩu chưa có quy định cấp CFS hoặc nội dung CFS chưa đáp ứng theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

Chính vì vậy, sau khi rà soát, cân nhắc, tham vấn các cơ quan có liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ có Nghị quyết cho tạm ngừng thi hành điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (để tiếp tục đánh giá tác động) đến ngày 31/12/2020.

Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ chưa yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải có CFS quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

Categories
Hải Quan Tin Tức

Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt các giải pháp phòng dịch Covid-19

(HQ Online) – Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có khả năng lan rộng và bùng phát cao. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covd- 19, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị tại trụ sở cơ quan Tổng cục triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống, tránh lây nhiễm dịch Covid-19. Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nguy cơ lây nhiễm đối với người lao động tại trụ sở làm việc có thể xảy ra.

Ngay những ngày đầu khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19. Để cụ thể hóa các nội dung theo chỉ thị của Bộ Tài chính và áp dụng các biện pháp phòng, chống, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe an toàn của người lao động, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc trang bị dụng cụ, phương tiện để phục vụ cán bộ, công chức hải quan cửa khẩu đảm bảo an toàn trong quá trình thi hành nhiệm vụ.

Đồng thời, để đảm bảo kịp thời phòng, chống dịch bệnh này, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công chức, nhân viên thuộc khối cơ quan tổng cục, Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sự lây nhiễm của dịch.

Tại trụ sở cơ quan tổng cục, Tổng cục Hải quan đã chủ động trang bị dụng cụ, phương tiện cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan để thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Trong đó, Tổng cục Hải quan đã trang bị, cấp phát khẩu trang, thuốc tăng cường sức khỏe, nước súc miệng, các phương tiện sát khuẩn phòng làm việc… Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại trụ sở cơ quan Tổng cục sử dụng khẩu trang trong toàn bộ thời gian làm việc; tạm dừng chấm công bằng vân tay.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống dịch bằng thực hiện đo nhiệt độ hàng ngày cho tất cả các cán bộ, công chức, khách liên hệ làm việc tại trụ sở cơ quan Tổng cục. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan bố trí nước sát khuẩn tay trong tất cả các thang máy, phòng họp của tòa nhà; hàng ngày đều sát khuẩn phòng họp, sàn, hành lang bằng clofamin…

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế; hạn chế tham gia các hoạt động hội họp, tụ tập đông người, du lịch đến những vùng có dịch.

Để đảm bảo môi trường làm việc đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động, dự kiến ngày 21/3, Tổng cục Hải quan thực hiện phun khử khuẩn môi trường tại trụ sở cơ quan tổng cục bằng dung dịch king cleaner có thành phần bạc nano và sodium hypochlorite tại toàn bộ sảnh, hành lang, thang máy, khu vệ sinh, nhà để xe, nhà ăn của tòa nhà trụ sở Tổng cục Hải quan và Trung tâm quản lý vận hành.

Đảo Lê

Categories
Hải Quan

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐĂNG KÝ FDA

1. Xác định Ai nên đăng kí FDA?

Khi sử dụng dịch vụ gửi thực phẩm hoặc dược phẩm đi Mỹ/Canada, việc đầu tiên bạn nên chú ý là thủ tục khai FDA đối với các món hàng trong lô hàng của mình. Tất cả các mặt hàng thực phẩm hay dược phẩm cần phải được khai FDA với hải quan Mỹ/Canada trước khi hàng được vận chuyển đến Mỹ/Canada. Điều này giúp hải quan Mỹ/Canada đảm bảo các mặt hàng thực phẩm/dược phẩm được kiểm tra rà soát kỹ càng trước khi được thông quan hàng nhập. Một số mặt hàng thực phẩm/dược phẩm được nhập thường xuyên và với số lượng lớn nhằm mục đích kinh doanh, Hải quan và Bộ nông nghiệp Mỹ/Canada yêu cầu chính nhà sản xuất phải làm giấy đăng ký FDA chung cho từng món sản phẩm của họ. Trường hợp hàng thực phẩm/dược phẩm gửi đi số lượng vừa phải, mục đích hàng quà tặng, hàng mẫu, người gửi hàng cần khai FDA trên trang web FDA sau khi đã có số Tracking lô hàng. AIL hỗ trợ khai thông tin FDA hàng thực phẩm/dược phẩm với các lô hàng quà tặng. Kinh nghiệm và sự tận tình của nhân viên chúng tôi giúp cho quá trình khai FDA nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian chờ đợi để gửi hàng.

2. Ghi nhớ các Thông tin bắt buộc điền lúc đăng kí FDA

Để quá trình khai FDA được nhanh chóng, chính xác, chúng tôi cần được cung cấp các thông tin sau:

+ Thông tin người gửi, thông tin người nhận (Tên , Địa chỉ, Số điện thoại )

+ Thông tin chi tiết hàng hóa thực phẩm, dược phẩm (Số lượng cụ thể, quy cách đóng gói ví dụ bao nhiêu gram hay ml  gói / chai/ hộp ) . Thành phần chi tiết của hàng hóa.

+ Thông tin  nhà sản xuất món hàng thực phẩm / dược phẩm  (Tên, địa chỉ )

3. Khai báo nếu có sự thay đổi so với giấy đăng kí trước đó

nếu có sự thay đổi bất cứ yếu tố nào trong hồ sơ đăng kí gửi thực phẩm đi Mỹ đã gửi trước đó của cơ sở, cần bổ sung một bản khai báo trong vòng 60 ngày sau khi có sự thay đổi. Nếu không, hàng hóa của bạn có thể gặp sai sót trong quá trình gửi thực phẩm đi Mỹ.

Đối với dịch vụ gửi thực phẩm đi Mỹ, nếu không bảo đảm đầy đủ những yêu cầu cơ bản trên. FDA sẽ bố trí người với các hướng dẫn về lệnh của toà án, tố tụng, tịch biên, tiêu huỷ, phạt tiền, và hình phạt liên quan đến việc không gửi Thông báo trước kịp thời và chính xác. Thậm chí, hàng hóa của bạn rất có thể bị từ chối nhập khẩu và tạm giữ tại cảng hoặc trong kho chứa an toàn.

Làm thế nào để gửi hàng đi Mỹ thuận lợi, tiện lợi, an toàn mà không cần lo về thủ tục pháp lí?

Nếu bạn không rành về các thủ tục pháp lí, quy định thuế quan thì việc đăng kí thủ tục gửi thực phẩm đi Mỹ thật không hề dàng, không khó gặp phải tình huống xấu lúc thông quan cũng như vận chuyển sản phẩm. Để giảm thiểu những khả năng không đáng có, bạn nên sử dụng dịch vụ gửi thực phẩm đi Mỹ chất lượng tốt nhất tại AIL. Đến với AIL, bạn chỉ cần giao hàng cho công ty, và sản phẩm của bạn sẽ được giao đến đúng nơi, đúng người, đúng thời điểm. AIL sẽ hỗ trợ tất cả các khâu đăng kí FDA khi cần thiết.

Categories
Hải Quan

QUY TRÌNH NHẬP – XUẤT ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG CONSOL

I. Nhập hàng:

– Xe hàng tới cổng trình báo Bảo vệ.

– Bảo vệ hướng dẫn xe tới kho nhập hàng.

-Thủ kho kiểm tra chứng từ gồm: Booking của đại lý, Tờ khai Hải quan ( trường hợp xe có niêm phong Hải quan Khách hàng phải báo Hải quan Giám sát Kho trước khi cắt seal). ==> OK

– Thủ kho nhập hàng theo Booking : kiểm tra tình trạng hàng hóa, đối chiếu Shiping mark trên thùng hàng và Booking, kiểm đếm số lượng so với tờ khai hàng hóa và đo kích thước thùng hàng => Thủ kho xác nhận rõ ràng trên Booking nhập hàng ( nếu có vấn đề hư hỏng hàng hóa, sai so với khai báo thì báo ngay với Đại lý trước khi nhận hàng). Thủ kho chất xếp gọn hàng trong kho theo khu vực đã quy định sãn.

-Khách hàng mang Booking nhập hàng có c\xác nhận của Thủ Kho và tờ khai Hải quan đến Văn phòng kho làm phiếu nhập kho và làm thủ tục hải quan Giám sát kho -> gửi lại tờ khai Hải quan ( bản copy) cho Van phòng kho.

-Khách hàng nhận phiếu nhập kho ==> hoàn tất thủ tục nhập hàng.

II. Xuất hàng.

– Đại lỳ gửi thông báo xuất hàng qua email bao gồm : Booking cấp rỗng của carrier và list đóng hàng ( trước 02 ngày so với CY cut off ).

– Nhân viên chứng từ kiểm tra hàng hóa, chứng từ , tờ khai theo list xuất, lệnh kéo container ==> report cho Đại lý.

– Nhận được confirm của Đại lý Kho tiến hành lấy container rỗng, Packing list, seal hãng tàu => làm List xuất chuyển Thủ Kho đóng hàng.

– Thủ kho dựa vào list xuất sẽ kiểm tra hàng, soan hàng để sang khu vực hàng chờ xuất. Kiểm tra và chụp hình tình trạng container rỗng trước khi đóng hàng, chụp hình lúc đóng hàng vào container (tối thiểu 5 tấm), làm tally sheet trong quá trình đưa hàng vào container.

-Kiểm tra Tally sheet với list xuất trước khi seal container => ký xác nhận list xuất.

III. Chứng từ Xuất conatiner ra Cảng.

– Nhân viên chứng từ sẽ mở Tờ Khai vận chuyển dựa trên list xuất.

– Vận chuyển container ra cảng theo Booking chỉ định của Hãng tàu

– Khai packing list, VGM, thanh lý Tờ khai và vô sổ tàu bàn giao hạ bãi chờ xuất tại Cảng.

Categories
Hải Quan Tin Tức

Đề nghị tiếp tục phối hợp thu thuế điện tử và thông quan 24/7

(HQ Online) – Tổng cục Hải quan đề nghị các ngân hàng: TMCP Quốc tế (VIB); Bangkok Đại chúng trách nhiệm hữu hạn; TMCP Kiên Long; Citibank, N.A; TMCP Việt Á và TMCP Nam Á ký lại thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử và thông quan 24/7.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua, các ngân hàng đã đóng góp rất nhiều vào công tác thu NSNN và triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 (gọi tắt là Đề án 24/7) của ngành Hải quan. Công tác phối hợp thu NSNN và triển khai Đề án 24/7 giữa các ngân hàng thương mại và Tổng cục Hải quan đến nay đã đạt được những thành công nhất định, góp phần tạo thuận lợi, giảm thủ tục, giảm chi phí cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp tiền vào NSNN.

Theo đó, các ngân hàng trên đã ký thỏa thuận phối hợp thu NSNN với Tổng cục Hải quan từ trước tháng 11/2015. Tuy nhiên, đến nay, một số căn cứ pháp lý, phương thức phối hợp thu (nhờ thu, thu theo Đề án 24/7) đã thay đổi không còn phù hợp khi triển khai phối hợp thu.

Vì vậy, để tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ và đảm bảo đúng cơ sở pháp lý thực hiện, Tổng cục Hải quan đề nghị các ngân hàng trên liên hệ lại với Tổng cục Hải quan để thống nhất, hoàn thiện lại nội dung thỏa thuận hợp tác trước khi ký chính thức.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, nếu đến ngày 25/3, các ngân hàng trên không liên hệ, phối hợp để hoàn thiện lại nội dung thỏa thuận, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo trên phạm vi toàn quốc về việc tạm dừng phối hợp thu NSNN với ngân hàng.

Categories
Hàng Không Tin Tức

Thay đổi phương thức quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Nội Bài

(HQ Online) – Dự kiến trong tháng 4/2020, Cục Hải quan Hà Nội sẽ chính thức triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động với hàng hóa XNK, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Hệ thống triển khai áp dụng với toàn bộ hàng hóa XK, NK khai thác tại các Kho hàng không tại Nội Bài gồm Kho hàng không của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS); Kho hàng không ALSC của Công ty TNHH MTV Nhà ga hàng hoá và kho hàng không ACSV (của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không).

Theo Cục Hải quan Hà Nội, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin điện tử từ trước chuyến bay đến khi hàng hóa được thông quan; DN rút ngắn thời gian, công sức và nhân lực cho việc tạo lập, in ấn và chuẩn bị, giao nộp các bộ hồ sơ giấy đối với mỗi chuyến bay tới các cơ quan nhà nước khác nhau; Cơ quan quản lý nhà nước vừa nâng cao hiệu quả quản lý đối với đường hàng không, vừa giảm thời gian, nhân lực cho việc tiếp nhận các hồ sơ giấy thủ công.